3 cách chẩn đoán bệnh viêm phổi bạn cần biết

Chia sẻ

3 cách chẩn đoán bệnh viêm phổi bạn cần biết

3 cách chẩn đoán bệnh viêm phổi bạn cần biết

Các cách chẩn đoán bệnh viêm phổi giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân gây bệnh, từ đó việc điều trị bệnh viêm phổi diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

Viêm phổi là một căn bệnh có thể ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), hơn 400.000 người cần được đánh giá và điều trị tại khoa cấp cứu, hơn 50.000 người đã tử vong vì căn bệnh này. Những biến chứng do bệnh viêm phổi gây ra tuy nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách chẩn đoán để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Hãy cùng tìm hiểu 3 phương pháp chẩn đoán bệnh viêm phổi mà các bác sĩ thường áp dụng nhé!

1. Kiểm tra sức khỏe thể chất

chẩn đoán viêm phổi

Chẩn đoán viêm phổi này đôi khi có thể khó khăn vì các triệu chứng thường giống với cảm lạnh hoặc cúm. Để tìm hiểu xem bạn có bị viêm phổi do vi khuẩn, vi rút hoặc nấm hay không, bác sĩ có thể hỏi các câu hỏi:

  • Có hút thuốc không?
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào?
  • Có những con vật trong nhà?
  • Tiền sử bệnh tật, bệnh tái phát?
  • Bạn đã đi du lịch nào gần đây chưa?
  • Bạn đã bao giờ chủng ngừa cúm hoặc viêm phổi chưa?
  • Có tiếp xúc với người bệnh ở nhà, trường học hoặc nơi làm việc không?

Bác sĩ sẽ nghe phổi của bạn bằng ống nghe và yêu cầu bạn hít thở sâu trong suốt quá trình để lắng nghe phía trước và sau của lồng ngực. Nếu bạn bị viêm phổi, phổi của bạn có thể phát ra âm thanh sột soạt, lách tách hoặc thở khò khè khi bạn thở.

2. Dựa vào các triệu chứng viêm phổi

chẩn đoán viêm phổi

Chẩn đoán viêm phổi này dựa trên các triệu chứng bất thường mà bạn gặp phải. Các triệu chứng viêm phổi có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, loại vi trùng gây bệnh, tuổi tác và sức khỏe tổng thể của bạn.

Các triệu chứng viêm phổi thông thường có thể bao gồm:

  • Khó thở
  • Thở nhanh, nông
  • Sốt, đổ mồ hôi, rùng mình
  • Chán ăn, mệt mỏi, suy nhược
  • Buồn nôn, nôn, đặc biệt ở trẻ nhỏ
  • Lú lẫn, đặc biệt ở người cao tuổi
  • Đau bụng, đau khớp hoặc đau lưng
  • Ho, có thể kèm theo đờm xanh, vàng hoặc thậm chí có máu
  • Đau nhói, cảm giác như bị dao đâm trong ngực, có thể trở nên tồi tệ hơn khi hít thở sâu hoặc ho

Các triệu chứng của bệnh viêm phổi cũng sẽ có những đặc điểm riêng tùy thuộc vào việc viêm phổi do vi khuẩn hay vi rút gây ra.

Viêm phổi do vi khuẩn

Đây là dạng phổ biến nhất thường nặng hơn các dạng viêm phổi khác. Các triệu chứng của viêm phổi do vi khuẩn có thể phát triển dần dần hoặc đột ngột và bao gồm sốt cao tới 40 độ C, đổ mồ hôi nhiều, thở nhanh và nhịp tim. Môi và móng tay hơi xanh do thiếu oxy trong máu. Trạng thái tinh thần của người bệnh có thể lú lẫn hoặc mê sảng.

Viêm phổi do vi rút

Các triệu chứng của viêm phổi do vi rút thường phát triển trong khoảng thời gian vài ngày. Các triệu chứng ban đầu tương tự như của bệnh cúm bao gồm sốt, ho khan, nhức đầu, đau cơ và suy nhược. Trong vòng 1-2 ngày, các triệu chứng thường nặng hơn, ho tăng dần kèm theo khó thở, đau cơ. Bạn cũng có thể bị sốt cao, môi xanh.

Các triệu chứng viêm phổi có thể thay đổi theo độ tuổi, thường xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi, người lớn trên 65 tuổi, những người có bệnh lý nghiêm trọng hoặc hệ thống miễn dịch bị tổn hại. Chẩn đoán ban đầu của bệnh viêm phổi thường dựa trên các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân.

3. Xét nghiệm chẩn đoán viêm phổi

chẩn đoán viêm phổi

Việc chẩn đoán bệnh viêm phổi sẽ được thực hiện sau khi trải qua các bước trên. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm phổi, bạn có thể được đề nghị một hoặc nhiều xét nghiệm viêm phổi sau:

• Chụp X-quang ngực: Chụp X-quang phổi là xét nghiệm tốt nhất để chẩn đoán viêm phổi. Tuy nhiên, xét nghiệm này sẽ không cho bác sĩ biết loại vi khuẩn nào đang gây ra bệnh viêm phổi.

• Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) để kiểm tra xem hệ thống miễn dịch có đang chống lại nhiễm trùng hay không. Xét nghiệm cấy máu để kiểm tra xem nhiễm trùng đã lây lan vào máu hay chưa.

• Xét nghiệm đờm: Bác sĩ có thể thu thập một mẫu đờm từ nước bọt hoặc chất nhầy từ sâu trong phổi của bạn, gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm. Điều này có thể giúp bác sĩ xác định xem vi khuẩn có đang gây ra bệnh viêm phổi cho bạn hay không để bạn có thể lập kế hoạch điều trị cụ thể.

• Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực (CT): Để hiển thị hình ảnh chi tiết hơn hoặc kiểm tra các biến chứng như áp xe phổi hoặc tràn dịch màng phổi.

• Nuôi cấy dịch màng phổi: Đối với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy một mẫu dịch từ khoang màng phổi (một khoảng trống mỏng giữa hai lớp mô lót phổi và khoang ngực) để kiểm tra vi khuẩn có thể gây viêm phổi.

• Đo oxy xung: Thử nghiệm này sử dụng một cảm biến nhỏ gắn vào ngón tay hoặc tai để ước tính lượng oxy trong máu. Viêm phổi có thể ngăn cản lượng oxy đi vào máu.

• Nội soi phế quản: là một xét nghiệm để xem xét bên trong đường dẫn khí của phổi. Đồng thời thu thập các mẫu chất lỏng từ vị trí viêm phổi hoặc lấy một sinh thiết nhỏ của mô phổi để giúp tìm ra nguyên nhân gây viêm phổi.

chẩn đoán viêm phổi

Sau khi chẩn đoán viêm phổi và xác định nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị viêm phổi sau:

• Sử dụng thuốc theo chỉ định: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi-rút và thuốc chống nấm tùy thuộc vào tình trạng của bạn. Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại thuốc để cải thiện các triệu chứng như thuốc giảm ho, giảm đau và hạ sốt.

• Lối sống lành mạnh: Bạn cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Tránh các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, tự ý bỏ liều hoặc dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ.

• Đề phòng: Bạn nên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và đi tiêm phòng để ngăn ngừa viêm phổi.

Bệnh viêm phổi nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng viêm phổi nguy hiểm như phù phổi cấp, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, tràn dịch màng phổi…

Việc chẩn đoán bệnh viêm phổi là cách giúp phát hiện và xác định nguyên nhân gây bệnh. Đây là tiền đề giúp quá trình điều trị bệnh viêm phổi diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn, vì vậy bạn nên đi khám ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh nhé!

Hoàng Trí PyloCop

Các bài viết của PyloCop chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị bệnh.

Viêm phổi
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pneumonia/diagnosis-treatment/drc-20354210
Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2019

Viêm phổi
https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/pneumonia
Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2019

Các triệu chứng và chẩn đoán bệnh viêm phổi
https://www.lung.org/lung-health-and-diseases/lung-disease-lookup/pneumonia/symptoms-and-diagnosis.html
Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2019

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PyLoRa
Địa Chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TP.HCM
Hotline: 0909 204 798
Email: info@PyLoRa.com

>>Xem thêm: Hết COPD, Bảo Vệ Lá Phổi Từ Hôm Nay Cùng Bộ Đôi Dược Thảo PyLoCop Từ Mỹ

Nguồn: PyLoCop.Com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *